1. Sửa đồng hồ bị vào nước
Việc đồng hồ bị vào nước, hấp hơi nước sẽ làm giảm đáng kể tính thẩm mỹ, đồng thời không thể xem được giờ. Nếu không xử lý kịp thời, chiếc đồng hồ yêu quý của bạn sẽ hỏng nặng phải bỏ đi hoặc chi phí sửa chữa đội lên rất nhiều,…
Nguyên nhân đồng hồ bị vào nước:
Các bộ phận gioăng (gioăng đáy, gioăng núm vặn bị rão), núm vặn chưa đóng chặt chàng và đóng khít, kính bị nứt/ vỡ, trong quá trình thay pin, lau dầu bảo dưỡng nắp đáy không được lắp cẩn thận, chặt chàng, sử dụng quá ngưỡng chống nước cho phép, liên tục sử dụng đồng hồ trong môi trường độ ẩm cao (phòng xông hơi, phòng bếp,…)
Khắc phục đồng hồ bị vào nước tại nhà:
Khi thấy đồng hồ bị vào nước, điều cần thiết nhất là xử lý nhanh, chính xác và kịp thời để hạn chế tối đa nguy cơ hỏng hóc các linh kiện bên trong. Đeo ngược đồng hồ (Nhiệt độ ở tay đẩy hơi nước ra ngoài).
Hoặc giấy vệ sinh gói kín đồng hồ lại để hút ẩm kết hợp với việc đặt đồng hồ bị hấp hơi nước dưới bóng đèn.
2. Sửa đồng hồ bị sai lịch
Đồng hồ bị sai lịch khiến cuộc sống, lịch trình làm việc đảo lộn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể “chữa lành bệnh” bằng khả năng của mình.
Nguyên nhân đồng hồ bị sai lịch:
Kim chỉ giờ chạy sai giữa giờ buổi sáng và buổi tối hoặc chạy sai giữa giờ buổi tối và buổi sáng
Cách sửa đồng hồ bị sai lịch tại nhà:
Bạn chỉ cần nhẹ nhàng, khéo léo kéo nhẹ núm vặn ra 1 nấc, vặn lên hoặc vặn xuống tùy ý cho đến ngày hiện tại.
Đối những mẫu thiết kế đồng hồ gồm 6 kim 1 lịch, gồm có 3 chức năng giờ, lịch và chức năng bấm bấm giờ thể thao thì nấc thứ nhất dùng để chúng ta chỉnh ngày và nấc thứ 2 dùng để chỉnh giờ và phút.
3. Sửa đồng hồ bị nhanh chậm
Sửa đồng hồ bị nhanh chậm, góp phần làm cho đồng hồ của bạn hoạt động ổn định hơn, hiệu quả sử dụng cao hơn nhiều so với việc không tiến hành can thiệp để đồng hồ chạy chuẩn xác, đặc biệt là đối với những người làm công việc đòi hỏi tính chính xác về mặt thời gian tuyệt đối.
Nguyên nhân đồng hồ bị nhanh chậm:
Đeo đồng hồ quá lâu nhưng không vệ sinh, lau dầu cho đồng hồ. Đồng hồ bị chạy nhanh chậm còn do kẹt kim, kẹt bánh răng, rối lò xo, rối dây tóc. Hoặc đeo đồng hồ trong môi trường quá khắc nghiệt: nhiệt độ cao thấp thất thường, độ ẩm lớn, từ trường lớn, độ sốc/ va đập mạnh,…
Cách sửa đồng hồ bị nhanh chậm tại nhà:
Điều chỉnh núm vặn về đúng thời gian chuẩn, đeo thường xuyên hoặc lên cót thường xuyên.
Buổi tối đi ngủ, tháo đồng hồ ra khỏi tay nên chú ý dựng đồng hồ sao cho núm vặn hướng xuống dưới (nếu đồng hồ bị chạy chậm). Và đặt đồng hồ sao cho núm vặn hướng lên
4. Sửa đồng hồ không chạy
Nếu đồng hồ của bạn dù mới mua hay sử dụng một thời gian, bỗng nhiên không chạy, thì việc khắc phục có thể rất đơn giản bằng cách kiểm tra bên ngoài không cần tháo các bộ phận và kèm theo một chút khéo léo. Bạn hoàn toàn có thể sửa đồng hồ không chạy tại nhà.
Nguyên nhân đồng hồ không chạy:
Đồng hồ hết năng lượng (đồng hồ cơ). Tức là, đồng hồ đã hết năng lượng dự trữ, hoặc với dòng đồng hồ hoạt động dựa trên năng lượng cánh tay nhưng bạn lại không đeo thường xuyên, đó là nguyên nhân khiến đồng hồ cơ không chạy.
Cách sửa đồng hồ không chạy tại nhà:
Với đồng hồ cơ, bạn cần đeo ít nhất 8 tiếng mỗi ngày thì nó mới có đủ năng lượng hoạt động. Loại lên dây cót bằng tay thì sau 1 – 2 ngày bạn hãy vặn núm khoảng 10 – 12 vòng, thấy hơi căng tay thì dừng lại, thì đồng hồ hoạt động bình thường.