Thép không gỉ là kim loại phổ biến nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ. Các nhà sản xuất sử dụng thép không gỉ làm vỏ, dây đeo đồng hồ bởi tính chắc chắn, bền bỉ mà giá phải chăng. Giống như vàng, thép cũng có nhiều loại khác nhau, và mỗi loại thép có ưu, nhược điểm không giống nhau. Phổ biến nhất là việc sử dụng thép 316L, 904L trong đồng hồ của các thương hiệu. Vậy bạn có biết sự khác nhau của 2 loại thép trên?

Đim chung gia thép không g 316L và 904L

Về mặt kỹ thuật, thép không gỉ là hợp kim của sắt với cacbon, cùng một số nguyên tố vi lượng khác. Khác với thép thông thường, thép không gỉ sẽ không bị oxy hoá (“không gỉ" là vì vậy). Đểcó tính chất này là nhờ vào thành phần gồm có ít nhất 10,5% crom, cacbon và một số nguyên tố vi lượng khác. Vì sự thay đổi ít nhiều của các nguyên tố bên trong nên sẽ hình thành những loại thép không gỉ với tên gọi khác nhau.

Được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất đồng hồ là hai loại thép không gỉ 316L và 904L. Cả 2 đều là biến thể của thép không gỉ Austenit với dạng cấu trúc tinh thể chắc chắn. Cụ thể, thành phần của thép không gỉ Austenit sẽ có thêm niken, mangan hoặc nitơ vào hợp kim cơ bản của cacbon, sắt và crom.

 

Thép không g 304

Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa thép không gỉ 316L và 904L, tôi sẽ dẫn bạn tới một loại thép phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày, nhưng ít xuất hiện trong ngành công nghiệp chếtạo đồng hồ: thép 304. Thép 304 được tìm thấy trong vô vàn vật dụng hàng ngày xung quanh bạn, từ văn phòng làm việc cho tới ngôi nhà ấm áp. Những cái chảo thép, cái dao, cái kép thường bắt gặp rất “có thể” là được làm từ thép 304.

Giá thành tương đối thấp là một trong những nguyên nhân chính giải thích cho việc thép 304 được sử dụng rộng rãi trong đời sống và gia công thép 304 cũng dễ dàng. So với thép 316L hay 904L, thép 304 dễ bị ăn mòn hơn. Mồ hôi (có lẽ là cả nước biển) là những tác nhân ảnh hưởng đến đồng hồ nhiều nhất nên nó không thực sự phù hợp để làm đồng hồ.

Thêm một điểm nữa, thép không gỉ 304 có chứa hàm lượng cacbon cao hơn như so với thép 316L nên màu cũng sẫm hơn chút. 

Thép không g 316L

316L là loại thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ. Khảnăng chống ăn mòn cao hơn của thép 316L so với thép 304 đến từ hàm lượng vi chất molypden nhiều hơn. Vì khả năng chống ăn mòn cao, thép 316L thường được sử dụng trong các ngành y tế và hàng hải. 

Chữ L phía sau của “316L” đại diện cho hàm lượng carbon thấp, và đó là điểm khác biệt cốt lõi giữa thép 316 và thép 316L. Cả 2 loại thép có chung nhiều đặc điểm nhưng thép 316L được đánh giá cao hơn về tính ổn định trong môi trường có tính ăn mòn cũng như nhiệt độ cao hơn. Khả năng kháng từ của thép 316L cũng tốt hơn.

Cũng bởi các đặc tính quan trọng trên, thép không gỉ 316L được sử dụng để sản xuất hầu hết các đồng hồ thép cao cấp. Khi xét về tính chất cùng giá thành sản xuất tương đối phù hợp, thép không gỉ 316L là hợp kim quan trọng nhất, và được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất đồng hồ.

Thép không g 904L

Nếu thép 316L là sự lựa chọn tốt nhất khi bàn về giá, vậy tại sao vẫn còn có thêm thép 904L?

Nếu xem xét kỹ các thông số kỹ thuật, chúng ta cần phải thành thật hơn một chút khi khẳng định rằng 904L là một hợp kim cao cấp. Đây là hợp kim có khả năng chống ăn mòn cực kỳ cao. Điều này rất quan trọng trong một số ngành nghề cụ thể, nhưng về cơ bản, với đồng hồ, thép 316L là quá đủ.

Thép không gỉ 904L có thành phần chứa nhiều crom, molypden và niken hơn thép 316L, trong khi đồng, mangan và silicon cũng tăng khả năng chống ăn mòn cho hợp kim này. Thép 904L dĩ nhiên khó gia công hơn, cũng như giá thành cao hơn thép 316L.

Thương hiệu Rolex đang sử dụng thép 904L cho mọi đồng hồ của hãng kể từ năm 2003. Vỏđồng hồ cho tới dây đeo của đồng hồ thép nhà Rolex đều làm từ thép 904L. Và Rolex tự đặt tên cho hợp kim thép không gỉ mình sử dụng là Oystersteel. Thương hiệu đã đầu tư rất nhiều vào các thiết bị cần thiết để xử lý và gia công 904L thô vì thiết bị tiêu chuẩn không đáp ứng được yêu cầu.

Ngoài khả năng chống ăn mòn, khi được đánh bóng với kỹ thuật tốt từ Rolex, thép 904L sáng rất bắt mắt và nổi bật. Nhờ hàm lượng cacbon thấp hơn và hàm lượng crom cao hơn, màu sắc của thép 904L cũng lạnh hơn và trắng hơn một chút.

Rolex đã tạo ra thành công lớn khi gắn thép 904L với tên của mình nhưng Rolex không phải thương hiệu đầu tiên sử dụng thép 904L trong chế tác đồng hồ. Vào năm 1971, Omega đã sửdụng một hợp kim có tên “Thép Uranus” trong đồng hồ Ploprof 600 (ref 166.077), và nó chính là thép 904L.

Thép 316L hay 904L tt hơn?

Thép 904L có các ưu điểm về khả năng chống ăn mòn nhưng, nhưng về giá, thép 316L lại được đánh giá cao hơn. Bạn mua một chiếc đồng hồ Rolex bằng thép không gỉ 904L là bạn lựa chọn một sản phẩm cao cấp, bền bỉ đến từ một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. 

Thép 316L, rất nhiều thương hiệu, hay chính xác là phần lớn các nhà sản xuất đồng hồ đều sửdụng thép 316L để chế tạo đồng hồ. Bạn đôi khi có thể tìm mua được những chiếc đồng hồ vượt trội về mặt kỹ thuật với cùng một mức giá hoặc thấp hơn một chiếc đồng hồ được làm từ 904L.

Hỗ trợ khách hàng